DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC LÂM ĐỒNG DIỄN ĐÀN TOÁN HỌC LÂM ĐỒNG

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHIA THỜI KHÓA BIỂU “FET”

Chủ nhật - 01/09/2024 11:39

I. TẢI VÀ CHẠY PHẦN MỀM:
1. Chép phần mềm: Tải từ mạng (http://lalescu.ro/liviu/fet/download.html) về phần mềm "Fet"/ giải nén/ chạy chương trình (Fet.exe). Chương trình có thể để bất kỳ trên ổ nào nhưng tốt nhất không bị mất thì không nên để trên ổ C.
Khi vào chương trình có thanh điều khiển gồm các tên: Tệp  -  Dữ liệu – Thống kê – Nâng cao – Thời khóa biểu(TKB) – Cấu hình – Trợ giúp.
Và thanh Chương trình gồm các tên: Tệp  -  Dữ liệu – Ràng buộc (RB) thời gian – Phòng học – Thời khóa biểu (Chính giữa có các phần để làm việc).

2. Cài đặt Tiếng Việt: Vào menu Cấu hình/Ngôn ngữ giao diện/ VI(Tiếng Việt)/ Đồng ý.



II. KHAI BÁO THÔNG TIN VÀ NHẬP DỮ LIỆU:
13. Khai báo thông tin về Trường: Vào Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ thông tin về trường/ Ghi tên trường / Đồng ý.
2. Lưu tệp tin: Tệp/ lưu tệp/ chọn đường dẫn để lưu tệp/đặt tên cho tệp/ save.
3. Nhập các thông tin cần thiết:
          3.a Số ngày dạy (học) trong tuần: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ ngày học, tiết giảng/ chọn số ngày trong tuần/ chọn số ngày (5 hoặc 6 ngày)/ ghi các thứ trong tuần (sửa lại thành Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6 hoặc Thứ 2, Thứ 3, Thứ 4, Thứ 5, Thứ 6, Thứ 7) / đồng ý.
          3.b Số tiết dạy (học) trong ngày: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ ngày học, tiết giảng/ số tiết học trong một ngày/ chọn số tiết học trong ngày/ ghi thứ tự các tiết trong ngày (Tiết 1, tiết 2... thay cho thời gian mặc định)/ đồng ý.
          3.c Nhập danh sách môn học: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ danh sách môn học (Phải đủ các môn và ghi như sau: TOÁN, LÝ, HÓA, SINH, CN, TIN, VĂN SỬ, ĐỊA, GDCD, T-A, CC, SH)/ thêm mới/ ghi tên môn học (nên ghi ngắn gọn để tiết kiệm khổ giấy khi in TKB)/ đồng ý. (các môn học còn đều thực hiện tương tự thao tác như môn học đầu tiên).
          3.d Nhập tên giáo viên: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ giáo viên/ thêm mới/ ghi tên GV (nên ghi ngắn ngọn để tiết kiệm khổ giấy khi in TKB)/ đồng ý. (tất cả các GV còn lại nhập tương tự như GV đầu tiên).
          3.e Nhập danh sách khối lớp học: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ học sinh/ danh sách khối lớp hoc/ thêm mới/ ghi tên khối (vd: Khối 6, 7...)/ thêm mới/ đồng ý. (các khối còn lại nhập tương tự).
          3.f  Nhập danh sách nhóm lớp (các lớp của khối): Dữ liệu/ học sinh/ nhóm lớp/ chọn khối (vd: khối 6)/ thêm mới/ ghi tên lớp (ví dụ 6A...)/ thêm mới/ đồng ý. (các lớp còn lại nhập tương tự).
         
 
3.g Nhập các tiết giảng: Dữ liệu (của thanh điều khiển)/ các tiết giảng/ thêm mới/

+ Ở ô các tên giáo viên: chọn tên GV (Click đúp chuột vào tên GV cần chọn) /phải hiện tên GV đã chọn ở ô bên kia
+ Ở ô các lớp: chọn lớp (Click đúp chuột vào tên lớp cần chọn)/ phải hiện tên lớp đã chọn ở ô bên kia
+ Ở ô môn học: chọn môn học tương ứng cần phân công.
+ Ở ô "Chia tách"/ Chọn số buổi dạy (học) của môn học đang chọn ở trên. Nếu môn học 1 tiết/tuần thì mặc định ở ô chia tách là số 1; Nếu môn học 2 tiết/tuần thì điều chỉnh ô chia tách là số 2 nếu muốn chia 2 tiết vào 2 buổi dạy khác nhau; .....
+ Ở ô "thời lượng" Nếu môn học 1 tiết/tuần thì mặc định ở ô thời lượng là số 1; Nếu môn học 2 tiết/tuần khi đã chia 2 tiết vào 2 buổi dạy khác nhau thì ở mỗi ô thời lượng là số 1. Nếu môn học có chia tiết đôi thì ở một ô thời lượng phải là số 2, khi đó "trọng số là 100%")/ Thêm mới.
Các tiết giảng ở các môn dạy khác đều thực hiện tương tự.
* Mời quý Thầy Cô xem các ví dụ sau:

VD1: Thầy Khôi(NV1) dạy môn Văn lớp 10A1 gồm 4 tiết / tuần, được chia làm 2 buổi, mỗi buổi 2 tiết (đôi)



3.h Thiết lập các Khối nhà và các Phòng học: (Cần thiết Đối với trường có nhiều điểm lẻ và có phòng học bộ môn)
          + Thiết lập các Khối nhà: Dữ liệu/ Các khối nhà/ Thêm mới/ Ghi tên khối nhà/ Thêm mới/ Đồng ý/ Thoát.
          + Thiết lập Các phòng học: Dữ liệu/ Danh sách các phòng học/ Thêm mới/ Ghi tên phòng học/ kèm khối nhà (nếu cần)/ Thêm mới/ đồng ý/ thoát.

III. THỰC HIỆN CÁC RÀNG BUỘC:
1. Một số ràng buộc cơ bản khi chia TKB:
a. Các ràng buộc bắt buộc:
          + Số ngày dạy tối đa một tuần cho tất cả GV.
          + Số tiết nghỉ liên tục tối đa trong ngày đối với tất cả GV.
          + Số tiết nghĩ xen kẽ tối đa trong tuần cho tất cả GV.
          + Số giờ dạy tối đa trong một ngày đối với tất cả GV.
          + Số giờ dạy tối thiểu trong ngày đối với tất cả GV....
b. Ràng buộc về môn học:
          + Môn Thể dục: không chia dạy vào tiết thứ 5 trong buổi sáng, vào tiết 1 trong buổi chiều.
          + Tiết Chào cờ phân vào tiết 1 của buổi dạy (buổi sáng) trong ngày thứ 2 (hoặc tiết 5 vào buổi chiều), tiết sinh hoạt lớp phân vào tiết thứ 5 của buổi dạy vào ngày thứ 7.
+ Đối với môn Ngữ Văn, Toán (bậc THCS), Tiếng Việt (bậc TH) phải chia ít nhất một tiết đôi.
+ Một môn học (vd: Toán, Ngữ Văn...) của một lớp không nên chia dạy 2 ngày liền kề nhau mà nên rải ra các buổi trong tuần.
+ Đối với các môn có phòng học chung (như phòng thực hành bộ môn) mà có từ 2 giáo viên dạy thì khi phân tiết dạy không được trùng tiết.


c. Ràng buộc về GV:
          + Đã dạy tiết 5 vào buổi sáng thì không phân dạy tiết 1 vào buổi chiều cùng ngày (nếu trường dạy hai ca).
          + Mỗi giáo viên được nghỉ ít nhất một ngày trong tuần (nếu trường có dạy vào ngày thứ 7).
          + GVCN phải dạy vào thứ 2 và thứ 7 hàng tuần. (GVCN cần có tiết dạy ở lớp chủ nhiệm vào thứ 2 và thứ 7)
          + Ưu tiên cho GV có con nhỏ dưới 12 tháng....
          d. Ràng  buộc về HS: (Bao gồm số tiết không học, số buổi không học, số ngày không học... của một lớp).
e Ràng buộc các Khối nhà và các Phòng học: (Đối với các GV phải dạy nhiều điểm trường; đối với các môn học có chung phòng học bộ môn).
          - Ràng buộc Khối nhà: (Đối với các GV phải dạy nhiều điểm trường):
          - Ràng buộc Các phòng học: (Đối với các môn học có chung phòng học bộ môn)
          - Ràng buộc GV dạy tại một Khối nhà (phòng học) cố định: (Cần đối với GV Tiểu học dạy ở một điểm trường lẻ)
2. Tiến hành các thao tác ràng buộc:
a. Các ràng buộc bắt buộc:
          - Số ngày dạy tối đa một tuần cho tất cả GV: RB thời gian/ giáo viên/ Số ngày dạy tối đa một tuần cho tất cả GV (hàng thứ 12 từ trên xuống)/ thêm mới/ Ghi số ngày dạy tối đa (5 hoặc 6 ngày)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
          - Số tiết nghỉ liên tục tối đa trong ngày đối với tất cả GV (Trong một buổi dạy một giáo viên chỉ được trống tối đa 01 tiết): RB thời gian/ giáo viên/ Số tiết nghỉ liên tục tối đa trong ngày đối với tất cả GV (hàng thứ 14 từ trên xuống)/ thêm mới/ Ghi số tiết nghỉ liên tục của GV (ghi 1)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
          - Số tiết nghỉ xen kẽ tối đa trong tuần cho tất cả GV (Trong một tuần dạy một giáo viên có thể có nhiều hơn một buổi có tiết trống): RB thời gian/ giáo viên/ Số tiết nghỉ xen kẽ tối đa trong tuần cho tất cả GV. (hàng thứ 15 từ trên xuống)/ thêm mới/ Ghi số tiết nghỉ xen kẽ của GV (có thể ghi 2 hoặc 3)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
          - Số giờ dạy tối đa trong một ngày đối với tất cả GV: RB thời gian/ giáo viên/ Số giờ dạy tối đa trong một ngày đối với tất cả GV (hàng thứ 16 từ trên xuống)/ thêm mới/ Ghi số giờ dạy tối đa trong ngày (5 giờ/tiết)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
          - Số giờ dạy tối thiểu trong một ngày đối với tất cả GV: RB thời gian/ giáo viên/ Số giờ dạy tối đa trong một ngày đối với tất cả GV (hàng thứ 18 từ trên xuống)/ thêm mới/ Ghi số giờ dạy tối thiểu rong ngày (2 giờ/tiết)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
Riêng đối với Hiệu trưởng dạy 2 tiết, nếu không phải môn Toán hoặc Ngữ Văn thì không được chia tiết đôi mà phải tách ra dạy 1 tiết/buổi. Điều này sẽ mâu thuẫn với số giờ dạy tối thiểu mặc định là 2. Để giải quyết mâu thuẫn này, chúng ta dùng thêm lệnh: “Số tiết dạy liên tục tối đa đối với một GV”: RB thời gian/ giáo viên/ Số tiết dạy liên tục tối đa đối với một GV GV (hàng thứ 9 từ trên xuống)/ thêm mới/ chọn GV/ chọn số tiết (ghi số 1)/ thêm ràng buộc.
b. Ràng buộc về môn học:
          - Cố định môn thể dục không dạy vào tiết 5 buổi sáng hoặc tiết 1 buổi chiều:
Vào chương trình: RB thời gian/ tiết giảng/ Tiết giảng với các thời gian cụ thể của buổi học (dòng thứ 5 từ trên xuống)/ thêm mới/ chọn GV/ chọn lớp/ chọn môn học/ khóa (bằng dấu X) vào tất cả các tiết thứ 5 buổi sáng (hoặc tiết 1 buổi chiều) của các thứ trong tuần/ thêm mới/ đồng ý.
          - Cố định đối với Tiết Chào cờ, tiết Sinh hoạt lớp:
Vào chương trình: RB thời gian/ tiết giảng/ Tiết giảng với vài thời điểm bắt đầu buổi học (dòng thứ 2 từ trên xuống)/ thêm mới/ chọn GV/ chọn lớp/ chọn môn học/ khóa (bằng dấu “X” vào tất cả các tiết ở các thứ trong tuần và chỉ “để trống” tại ô tiết 1 vào thứ 2 đối với tiết Chào cờ hoặc ô tiết 5 vào thứ 7 đối với tiết Sinh hoạt lớp).
          - Rải đều môn học trong tuần (không nên phân một môn học dạy vào hai thứ liền kề nhau):
Vào chương trình: RB thời gian/ nâng cao/ tiếp tục/ đánh dấu “ü” vào ô thứ 3 đầu dòng từ trên xuống /đồng ý/ chấp nhận.
          - Tránh chồng tiết (trùng tiết) đối với môn học có phòng học chung (lí, hóa, sinh, nhạc...):
Vào chương trình: Dữ liệu (Thanh chương trình)/ tiết giảng/ các tiết giảng không được phép chồng lấn nhau (hàng thứ 3 dưới lên)/ thêm mới/ chọn GV/ chọn lớp học/chọn tiết (click đúp vào tiết cần chọn)/ thêm ràng buộc/ đồng ý/ thoát.
c. Ràng buộc về GV:
          - GVCN phải có tiết dạy vào thứ 2 và thứ 7 hàng tuần: (thực hiện như “Cố dịnh tiết Chào cờ, tiết Sinh hoạt”).
          - Ưu tiên tiết nghỉ, ngày nghỉ đối với GV: RB thời gian/ giáo viên/ Thời gian bận của một giáo viên (Hàng thứ nhất từ trên xuống)/ Thêm mới/ Chọn GV (cần ưu tiên)/ khóa “X” vào tiết (hoặc ngày dạy) được nghỉ/Đồng ý.
d. Ràng buộc về HS: (Bao gồm số tiết không học, số buổi không học, số ngày không học... của một lớp): Vào RB thời gian/ Học sinh/ Những thời điểm một lớp học không lên lớp được (Hàng thứ nhất từ trên xuống)/ Thêm mới/ Chọn lớp/ Khóa “X” vào các tiết (các buổi) không học/ Thêm mới/ Đồng ý/ Thoát.
e. Ràng buộc các Khối nhà và các Phòng học: (Đối với các GV phải dạy nhiều điểm trường; đối với các môn học có chung phòng học bộ môn).
          + Ràng buộc Khối nhà: (Đối với các GV phải dạy nhiều điểm trường):
          Phòng học/ Tiết giảng/ Một tiết giảng yêu cầu một phòng học đặc thù/ Thêm mới/ Chọn GV/ Chọn lớp/ Chọn môn học/ Chọn khối nhà (chọn phòng học nằm trong khối nhà)/ Thêm Rb/ Đồng ý/ Thoát.
          + Ràng buộc Các phòng học: (Đối với các môn học có chung phòng học bộ môn): Phòng học/ Tiết giảng/ Một tiết giảng yêu cầu một phòng học đặc thù/ Thêm mới/ Chọn GV/ Chọn lớp/ Chọn môn học/ chọn phòng học/ Thêm Rb/ Đồng ý/ Thoát.
          + Ràng buộc GV dạy tại một Khối nhà (phòng học) cố định: (Cần đối với GV Tiểu học dạy ở một điểm trường lẻ): Phòng học/ Giáo viên/ Một giáo viên có phòng học cố định/ Thêm mới/ Chọn GV/ Chọn khối nhà (chọn phòng học nằm trong khối nhà) hoặc chọn phòng học/ Thêm Rb/ Đồng ý/ Thoát.
*** Lưu ý:  
       - Sau khi thực hiện xong bất kì một ràng buộc nào thì ta phải chạy thời khóa biểu bằng cách vào: Thời khóa biểu – TKB/ tạo TKB mới/ Bắt đầu/ đồng ý. Nếu TKB không tạo được thì phải hủy bỏ ràng buộc đã thiết lập trước đó vì có thể chúng ta thiết lập ràng buộc không hợp lí.
          - Để xem TKB đã tạo ta vào: Thời khóa biểu - TKB/ TKB cho GV (hoặc TKB cho HS).
IV. CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI TIẾT DẠY, GIÁO VIÊN DẠY:
1. Bổ sung thêm tiết đối với một môn học: Vào Nâng cao/ kế hoạch giảng dạy/ tiếp tục/ thêm tiết giảng/ click đúp chuột vào vị trí (lớp, môn) cần thêm/chọn GV/ thêm mới/ đồng ý.
2. Giảm tiết dạy đối với một môn học: Vào Nâng cao/ kế hoạch giảng dạy/ tiếp tục/ xóa tiết giảng/ click đúp chuột vào vị trí (lớp, môn) cần xóa/ đồng ý. Sau đó thực hiện tiếp lệnh: Thêm tiết giảng/ click đúp chuột vào vị trí (lớp, môn) cần thêm/chọn GV/ thêm mới/ đồng ý.
V. LƯU THỜI KHÓA BIỂU:
1. Khóa thời khóa biểu: (Để tránh sự xáo trộn TKB đã chia khi ta thực hiện thao tác “Tạo thời khóa biểu mới”, chúng ta cần phải khóa TKB đã chia như sau):
Thời khóa biểu – TKB/ Khóa-mở khóa/ Khóa tất cả các tiết giảng của TKB hiện hành/đồng ý.
2. Mở khóa thời khóa biểu:
Thời khóa biểu – TKB/ Khóa-mở khóa/ Mở khóa tất cả các tiết giảng của TKB hiện hành/Đồng ý.
3. Lưu TKB (Khi thấy TKB đã thỏa mãn các yêu cầu):
Cấu hình/ chọn thư mục lưu kết quả/ chọn đường dẫn để lưu (vào thư mục tùy thích)/ Select Folder. (Tốt nhất là không cần chọn đường dẫn, chúng ta nên lưu theo mặc định vào đĩa C, bằng cách sau: “Cấu hình/ chọn thư mục lưu kết quả/ Select Folder”.
Để lấy TKB đã lưu trong đĩa C, ta vào đĩa C/ users/ (Tên máy tính) mặc định nếu cài không ghi tên máy thì vào “fsfsf”/ fet-results/ Cắt hai file “logs” và “timetables” và dán vào thư mục tùy thích để lưu giữ.
VI. IN THỜI KHÓA BIỂU:
          Nếu in trực tiếp TKB trong phần mềm “Fet” thì hình thức không đẹp và khó chỉnh sửa thủ công. Vì vậy, ta nên copy TKB và dán qua file Excel. Ta thực hiện như sau:
          Vào file “timetables”/ Tên tệp tin gốc đã từ đầu có đuôi là “–single” ví dụ: Có một TKB đã lưu tên “TKB 2017-2018” thì tệp này có tên là TKB 2017-2018-single / lúc đó chọn file TKB 2017-2018_index/ chọn Thời khóa biểu ở trục hoành (hoặc tung)/ Bôi đen TKB (bôi đen từ đầu TKB đến hết dòng chữ “trở lên đỉnh”/ click phải chuột/ copy/ dán qua file Excel để chỉnh sửa theo ý muốn./.

 

Tác giả: Lê Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây