HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM STEM CHỦ ĐỀ 2: HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT

0
490

Thông tin về bài học
Thời lượng: 20 phút
Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung bài “ĐẤT VÀ RỪNG” môn LS-ĐL tuần 8- Tiết 1
Mô tả bài học
Để đạt được các yêu cầu này, trong hoạt động trải nghiệm STEM“Hạn chế xói mòn dất”, học sinh tìm hiểu được thực trạng môi trường nơi sinh sống.
Nội dung môn Địa lí có yêu cầu cần đạt như sau:
Nêu được nguyên nhân, tác hại của xói mòn đất và biện pháp chống xói mòn đất.
Trình bày được một số đặc điểm của một trong những thành phần thiên nhiên của Việt Nam
Nội dung môn Tin học có yêu cầu cần đạt như sau:
Xác định được chủ đề của thông tin cần tìm; tìm được trên website cho trước những thông tin phù hợp và có ích cho nhiệm vụ được giao.
Nội dung môn mĩ thuật yêu cầu cần đạt như sau
Lựa chọn, phối hợp được các vật liệu khác nhau để làm nên sản phẩm là bức tranh cổ động, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên đất, hạn chế xói mòn đất.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học

 Môn học Yêu cầu cần đạt

Môn học
chủ đạo Địa lí Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu,… của nước ta ảnh hưởng đến việc xói mòn đất.
Môn học
tích hợp

 Khoa học    Đề xuất, thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện
Tin học - Tìm kiếm và chọn được thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết
Mĩ thuật    Thực hành vẽ tranh cổ động việc hạn chế xói mòn đất

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết được nước ta có 2 loại đất chính: Đất phe-ra-lít ở vùng đòi núi, đất phù sa ở vùng đồng bằng
Nhận biết được đặc điểm của 2 loại đất chính này
Xác định được ý nghĩa của sản phẩm, lựa chọn và sử dụng vật liệu, các màu cơ bản, màu đậm nhạt để trang trí sản phẩm theo sở thích cá nhân.
Giới thiệu được sản phẩm của nhóm mình và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm khác.
Sử dụng những đường nét mảng màu hình khối,… đã học kết hợp một số vật liệu để trang trí và sáng tạo.
Vẽ được hình minh họa sản phẩm trước khi thực hành.
Tích cực, chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm.
Có ý thức tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn đúng yêu cầu và đúng thời gian theo quy định.
Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp, đồ dùng học tập trong thực hành sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Chuẩn bị của Giáo viên
    Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
    Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh: Kéo, bìa cứng, giấy màu,
  2. Chuẩn bị của học sinh
    Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu gồm: Bút chì, màu sáp, thước kẻ, giấy màu, keo,…
    III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
  3. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)
    a) Khởi động
  • Giáo viên cho học sinh hát bài “Trái đất này là của chúng mình”, học sinh hát đồng thanh.
  • Học sinh được giáo viên dẫn dắt bằng các câu hỏi sau:
  • Bài hát nói về điều gì?
  • Em có yêu quý trái đất không?
  • Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm của em với việc hạn chế xói mòn đất?
  • Một vài HS đại diện nêu ý kiến.
  • HS được GV gợi ý vẽ các bức tranh cổ động cho việc hạn chế xói mòn đất.
    b) Giao nhiệm vụ
  • Để vẽ được những bức tranh nhanh và đẹp các nhóm học sinh tiếp nhận nhiệm vụ vẽ tranh với các tiêu chí:
    (1). Bức tranh có nội dung cổ động, tuyên truyền việc bảo vệ tài nguyên đất.
    (2). Được trang trí đẹp mắt, trình bày hợp lí
    (3) Có sử dụng 1 số hình vẽ mĩ thuật đã học.
  1. Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng( Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ)
    a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
  • Giáo viên cho HS quan sát một vài mẫu tranh vẽ đã chuẩn bị sẵn, định hướng giải pháp:
  • HS được GV hỗ trợ tìm giải pháp bằng cách quan sát các mẫu tranh vẽ đơn giản. HS được quan sát, nhận xét về bố cục, màu sắc của các bức tranh.
  • Để vẽ được các bức tranh các con phải sử dụng một số kiến thức nào?(Toán ,tin học, mĩ thuật)
  • Trong mỗi bức tranh các con cần phải vẽ những nội dung gì để gửi thông điệp tới mọi người?
    ( Vẽ các hình ảnh cây cối xanh tốt do đất đai màu mỡ, các hình ảnh đất bị bạc màu, xói mòn dẫn đến cây cối không phát triển được, thiên tai, bão lũ xảy ra khi đất không được bảo vệ)
  • Để bức vẽ thêm đẹp các con cần trang trí như thế nào?( vẽ những hình khối, bông hoa, con vật, cây cối…)
  • Giáo viên cho HS thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập 1( Phụ lục)
  • Gọi các nhóm đề xuất ý tưởng của nhóm mình theo câu hỏi gợi ý sau
  • Các bức tranh được vẽ trên chất liệu gì?
  • Bức vẽ có dạng hình gì?
  • Em sẽ trang trí bức tranh như thế nào?
  • Thông điệp trong mỗi tấm bức tranh gửi tới ai, thể hiện điều gì?
  • GV nhận xét, góp ý cho ý tưởng của mỗi nhóm.
    b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
  • Mỗi nhóm nhận bộ nguyên liệu từ GV cung cấp và các nhóm tiến hành hoàn thiện sản phẩm theo ý tưởng của nhóm đã thống nhất.
  • HS tự phân chia nhiệm vụ cho nhau: Vẽ, cắt, trang trí, ghi thông điệp theo phiếu học tập 2.
  • Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát, hỗ trợ, ghi nhận tinh thần làm việc cả nhóm. Trong quá trình làm sản phẩm, HS lắng nghe và chú ý một số yêu cầu của GV như sau:
  • Bức tranh phải có nội dung phù hợp.
  • Bức tranh phải có thông điệp .
  • Có sử dụng một số kiến thức đã được học.
  • GV có thể hỗ trợ các nhóm nếu cần. GV nhắc các nhóm ghi tên nhóm.
    c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
  • Đại diện nhóm trình bày về sản phẩm của nhóm mình.
    +HS bình chon một sản phẩm đúng yêu cầu và đẹp nhất. GV nhận xét tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp.
  • GV nhận xét và tổng kết chủ đề.
  1. Hoạt động vận dụng
    Ngoài vẽ tranh cổ động, tuyên truyền, em còn làm được những điều gì khác để thể hiện trách nhiệm của mình với việc bảo vệ tài nguyên đất?

IV. Phụ lục

  1. Phiếu đánh giá
    Phiếu đánh giá của giáo viên

Tiêu chí Mức độ
Tốt Đạt Chưa đạt
Bức tranh có nội dung phù hợp
Có thông điệp ý nghĩa kèm theo
Trang trí hài hòa, đẹp
Có sử dụng 1 số kiến thức mĩ thuật đã học để trang trí

  1. Phiếu học tập
    Phiếu học tập 1 Phiếu học tập 2
    Phân công
    Câu hỏi Câu trả lời Thành viên Nhiệm vụ
  • Bức tranh được vẽ trên chất liệu gì? Bạn:…………… Chọn giấy A0 hoặc giấy rôki
  • Kích thước, số đo của bức tranh Bạn:…………… Đo, cắt khổ giấy phù hợp với ý tưởng
  • Thông điệp gửi tới ai? Bạn:…………… Viếtthông điệp
  • Dự kiến trang trí Bạn:…………… Trang trí,tô màu nền

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here